Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Nguồn gốc ít ai biết đến của ca khúc Happy Birthday


Happy Birthday được coi là bài hát được hát nhiều nhất trên thế giới. Nhưng ẩn sau nó vẫn còn những câu chuyện khá ly kỳ xung quanh ca khúc lâu đời này.



Happy Birthday là ca khúc phổ biến nhất trong các bữa tiệc sinh nhật trên thế giới mặc dù không phải ai cũng biết được chủ nhân đích thực của bài hát này là ai. Thực tế, đây không phải là bài hát miễn phí dù cho bạn có thể hát nó thoải mái trong các mục đích phi lợi nhuận như: trên bàn ăn, trong các bữa tiệc sinh nhật hay cùng nhau say sưa lời nhạc với bạn bè.

Nếu trình diễn “Happy Birthday” trong một buổi ca nhạc bán vé, bạn sẽ phải trả tiền bản quyền bởi thực tế giai điệu của bài hát “Happy Birthday To You” được chị em nhà Mildred J.Hill và Patty Hill (1859 - 1916) người Mỹ biết năm 1893 khi họ là giáo viên phổ thông ở Louisville, Kentucky. Ban đầu bài thơ chỉ có ý làm 1 lời chào với tựa đề “Good Morning To All”.


Bản gốc “Good Morning To All”


Vào những năm 1930, nhạc sỹ Irving Berlin đã phải trả rất nhiều tiền để có thể sử dụng bài hát “Happy Birthday To You” trong một buổi nhạc hội. Ngày nay, nó đã trở thành bài hát tiếng Anh được hát nhiều nhất trên thế giới và đã được ghi lại trong cuốn sách Kỷ Lục Guinness thế giới.

Năm 1988, bản quyền bài hát đã được hãng Warner Music Group mua lại và tiền bản quyền mà hãng này đưa ra với người dùng đã khiến nhiều công chúng phản đối.

Vừa qua, vụ việc bản quyền của “Happy Birthday To You” lại được khơi lên tại tòa án Los Angeles của Mỹ khi tập đoàn Good Morning To You Productions – New York đã làm 1 bộ phim tư liệu về bài hát kiện chi nhánh sản xuất của Warner Music Group. Vấn đề ở đây là liệu bản quyền năm 1935 của bài hát có hợp lệ hay không? Và liệu tác giả ban đầu của bài hát có cho phép giai điệu của nó trở thành 1 bài hát công cộng từ những năm 1920 không?

Theo đó, các luật sư của nguyên đơn cho rằng: tác giả gốc của bài hát nổi tiếng này đã cho phép công chúng được biểu diễn và hát bài hát này và không hề cấp bản quyền cho bất cứ ai cả.


Bài hát Happy Birthday được sử dụng rộng rãi ngày nay


Sau đó, họ đã nhận được 1 tài liệu quan trọng, được coi như “phát súng” quyết định chứng minh “Happy Birthday To You” đã được cấp phát miễn phí cho toàn bộ công chúng từ nhiều thập kỷ trước. Theo đó, một cuốn sách âm nhạc được xuất bản năm 1922 đã cho xuất bản các giai điệu và ca từ của bài hát mà không hề có bất cứ vướng mắc gì về bản quyền.

Ngày 22/09/2015, thẩm phá George H. King ở tòa án liên bang Los Angeles – Mỹ đã ra phán quyến bài hát này không thuộc sở hữu của Warner/Chappell mà thuộc về cộng đồng. Ông cũng khẳng định, hãng này chỉ được giữ bản quyền tác phẩm cải biên dương cầm của bài hát này mà không liên quan đến lời và giai điệu.

Với phán quyết này, “Happy Birthday To You” đã trở thành 1 bài hát công cộng khi mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng mà không phải mất tiền.

Phán quyết được đưa ra sau khi nhà làm phim Jennifer Nelson đưa đơn kiện Warner / Chappell khi công ty này đòi tiền bản quyền lên đến 1.500$ khi cô sử dụng ca khúc này trong 1 bộ phim tài liệu lịch sử của bài hát nổi tiếng này.

Bên khởi kiện cũng cho rằng việc gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền cho ca khúc vào năm 1963 là không đúng (được cấp bản quyền năm 1935).

Kể từ khi ra đời, bài hát “Happy Birthday To You” không chỉ có mặt trong các cuốn sách âm nhạc của Mỹ mà còn trở thành 1 văn hóa quốc gia, được hát ở hàng triệu bữa tiệc sinh nhật mỗi năm và người dân sẽ không còn cần phải trả bất cứ khoản tiền nào nữa.


Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Bí kíp chụp ảnh thật đẹp trong ánh sáng tối


Bạn muốn chụp những tấm ảnh thổi nến thật lung linh trong bóng tối vào dịp sinh nhật bạn gái nhưng “tác phẩm” có được lại rất tệ. Đừng quá lo lắng, việc chụp ảnh thiếu sáng không chỉ đơn giản là “point and shoot”. Theo dõi bài viết sau đây để biết được những mẹo chụp ảnh hay và hữu ích nhất nhé.

Tránh dùng đèn flash khi không quá cần thiết


Đèn Flash có lẽ là giải pháp lý tưởng nhất cho tất cả người dùng khi muốn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tối. Tuy nhiên, Flash có nhiều điểm yếu riêng, nó không chỉ phá đám khoảng khắc trọng đại của nhân vật chính mà còn làm biến dạng đi màu sắc và làm thay đổi tone màu nền của hình ảnh. Rắc rối này thường xuyên xảy ra với các đèn Flash rẻ tiền được tích hợp sẵn trong các dòng máy ảnh sô compact phổ biến.


Bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng tối không dùng Flash cũng khá đẹp


Vậy lúc này ta nên thay thế Flash bằng chức năng nào?


Có lẽ giải pháp tốt nhất lúc này cho bạn là cài đặt ISO của mát ở chế độ “light sensitivity” – chế độ nhạy sáng. Với loại máy ảnh dùng phim nhựa truyền thống có độ nhạy sáng cao (từ ISO 800 trở lên) sẽ phù hợp với điều kiện ảnh sáng tối hơn. Phim độ nhạy sáng cao sẽ hỗ trợ tốt nhất việc chụp ảnh trong điều kiện ảnh chuyển động và ánh sáng yếu. Chế độ giúp tạo hiệu ứng nghệ thuật tốt hơn. Tuy nhiên, chế độ ISO cao trên máy ảnh số cũng tạo độ nhiều màu (noise) – trên ảnh sẽ đôi chút đốm xanh đỏ phân tán.

Hầu hết tất cả các loại máy ảnh “point and shoot” hay thậm chí là các máy có chức năng chỉnh bằng tay đều cho ảnh rất xấu khi chụp với độ nhạy sáng trên 400 ISO. Vì vậy, bạn nên giảm ISO nhưng như vậy cũng có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận rằng tốc độ phơi sáng hơi lâu.


Xóa sổ những bức ảnh bị mờ




Độ phơi sáng dài đôi khi giúp cho các hiệu ứng đẹp hơn

Độ phơi sáng lâu hơn sẽ khiến cho bức ảnh bị mờ dù cho đối tượng chụp ảnh có thể di chuyển hay không. Một vài thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn xóa xổ những bức ảnh bị mờ.

- Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng khẩu độ (độ mở ống kính - aperture) lớn nhất mà camera cho phép. Khi sử dụng chế độ ưu tiên aperture và đặt ở mức f/1.8 hoặc thấp nhất có thể. Khẩu đọ lớn sẽ cho phép chúng ta có thể chụp trong môi trường thiếu sáng nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng cho bức ảnh và không cần phải kích ISO lên cao hay bật Flash.

- Nếu bạn có ống zoom thì có thể zoom ảnh đến mức có thể. Lúc đó, ánh sáng sẽ thu được nhiều hơn về cảm biến và thời gian phơi sáng cũng sẽ giảm xuống.

- Bạn có thể dùng giá đỡ 3 chân để tránh chụp ảnh bị rung.

- Nếu sợ rung tay, bạn có thể dùng chức năng chụp hẹn giờ. Hầu hết các máy ảnh hiện nay chụp hẹn giờ trong 2 giây đều cho chất lượng khá tốt, đặc biệt là khi để chế độ phơi sáng dài.

Cân bằng trắng


Một khó khăn nữa mà chúng ta thường gặp khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tối chính là “Ánh sáng”. Các ánh đèn neon trải dài trên phố sẽ cho bức ảnh chụp có tông màu xanh hoặc vàng.

Lúc này, bạn nên chỉnh lại white balance – chế độ cân bằng trắng cho máy ảnh. Bạn nên chọn chế độ có sẵn trong máy để tìm được cân bằng trắng phù hợp để cho ra các tôn màu trung tính. Nếu các tùy chọn được thiết lập mặc định không làm bạn hài lòng thì phải nên tự chỉnh cân bằng trắng bằng tay và phải sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop để hỗ trợ.

Giảm độ nhiễu (noise) cho ảnh




Bức ảnh chụp trong bóng tối đã được giảm noise

Chế độ Iso cao thường làm ảnh chụp bị nhiễu – noise. Chúng ta có nhiều cách để khắc phục vấn đề này. Photoshop có thể giúp lọc độ nhiễu của ảnh, làm mượt các điểm ảnh. Noise Ninja là phần mềm chuyên dụng để diệt noise sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn độ nhiễu, tăng chất lượng ảnh chụp đáng kể mà không làm mờ ảnh hay ảnh hưởng đến các hiệu ứng khác trên bức hình.


Chiêm ngưỡng những chiếc bánh kem độc nhất vô nhị trên thế giới hiện nay


Tháng 11 hàng năm là dịp một website nổi tiếng trên mạng tổ chức cuộc thi làm bánh kem với những ý tưởng vô cùng độc đáo theo phong cách 2D và 3D. Cuộc thi đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các đầu bếp, thợ làm bánh và những người hâm mộ trên khắp thế giới.




Cuộc thi làm bánh kem được website Threadcakes.com tổ chức thường xuyên vào tháng 11 hàng năm. Sự kiện này đã thu hút rất nhiều các nghệ nhân từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Đến với cuộc thi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm vô cùng độc đáo, mới lạ.



Cuộc thi là nơi các thợ làm bánh được thỏa sức tưởng tượng và thể hiện tay nghề của mình để tạo nên những chiếc bánh theo phong cách 2D, 3D đẹp mắt.



Để tạo ra những tác phẩm độc đáo, mỗi người thợ đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và sự tỉ mỉ đến kinh ngạc.



Thoạt nhìn những tác phẩm này, ít tai có thể tin chúng chỉ là những chiếc bánh kem.


Cuộc thi làm bánh này đã thu hút đông đảo các đầu bếp từ chuyên nghiệp cho tới nghiệp dư từ khắp mọi nơi đến thử tay nghề và sự quan tâm của những người hâm mộ.



Tác phẩm này dựa theo câu chuyện Cô bé quảng khăn đỏ - Jennifer Kennedy.



Và đây là tác phẩm chiếc bánh kem hình đầu cọp phá cách của Elizabeth Marek.



Còn chiếc bánh này lại được tạo hình theo chú mèo Garfield nổi tiếng của tác giả Ana Mourinho Remigio.




Ít ai có thể ngờ rằng tác phẩm tinh xảo này lại được làm từ bột mì, bơ, trứng, sữa, kem, đường và các chất tạo màu.



Đây là tác phẩm đạt giải nhất theo phong cách 3D vào năm 2013.



Chiếc bánh kem hình cú mèo rất công phu và y như thật.



Những kiệt tác bánh kem này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du khách cũng như những người trong nghề. Họ cho biết đều ao ước muốn thưởng thức mùi vị của chúng.


Lịch sử hình thành và phát triển của nến trong đời sống


Lao động giúp cho con người ngày càng khéo léo hơn về chân tay và hoàn thiện hơn về trí tuệ. Từ việc chỉ sống theo bầy đàn, trong hang động. Nguồn sống chủ yếu là săn bắn, hái lượm, bằng việc lao động, con người ngày càng phát triển hơn cho đến ngày nay.




Vai trò của nến


Trong lịch sử phát triển của loài người, việc tìm ra lửa có lẽ là bước đột phá nhất, giúp tách biệt con người thành động vật cao cấp so với các loài khác. Lửa không chỉ giúp làm chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú dữ mà còn giúp con người xích gần lại nhau hơn.

Trong các buổi tế lễ, lễ hội từ thời nguyên thủy cho đến xã hội hiện đại, người ta vẫn thường vui mừng nhảy múa xung quanh các đám lửa. Trong cuộc sống văn minh ngày nay, dù trong buổi cắm trại đông người, lãng mạn cho đôi lứa hay thậm chỉ là hình ảnh 1 con người cô đơn bên đống lửa cũng khiến chúng ta cảm thấy xúc động. Lửa được duy trì ở lăng tẩm, đền đài, thậm chỉ ở một số dân tộc trên thế giới, người ta còn thờ cả thân lửa nữa. Một trong những vật nhỏ nhoi, gần gũi giúp bạn duy trì ngọn lửa để tạo nên khung cảnh lãng mạn, ấm áp chính là những ngọn nến.

Trải dài theo lịch sử phát triển của loài người, nến đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Thời xa xưa, người ta dùng dầu của một số loại thực vật như dừa, cọ để làm nến. Ở một số nơi nhiều động vật, người ta dùng mỡ dê, cừu để làm nến. Các tầng lớp tăng lữ, quý tộc thì sử dụng sáp ong.

Hàng trăm năm trước đây, việc sản xuất và sử dụng nến được quản lý rất nghiêm ngặt. Người ta quy định 1 khu dân cư chỉ được sản xuất và sử dụng 1 số lượng nhất định và phải báo cáo rõ năng suất sản xuất và lượng hàng tồn kho. Việc quản lý chặt chẽ như vậy giúp hạn chế việc chặt phá thực vật hay giết mổ gia súc.

Trong hầu hết các cuốn sử sách được ghi chép lại cho đến ngày nay, nến đã trở thành 1 nguồn sáng nhân tạo chính được sử dụng ở Bắc và Trung Âu. Ở các khu vực nóng nắng như miền viễn Nam, nến thường có xu hướng bị mềm và cong do độ nóng, vì thế người ta sử dụng các chiếc đèn dầu để thay thế.



Cho đến thế kỷ XIX, mỡ động vật vẫn là nguyên liệu chính để làm nến. Chúng được lấy từ cừu, dê, bò hoặc lợn đã được lọc và làm sạch 1 phần. Mỡ động vật tạo khói và có mùi khi đốt nhưng chúng khá rẻ và an toàn. Năm 1860, nhà khoa học Michael Faraday đã chứng minh điều này trong 1 buổi nói chuyện công khai. Cụ thể, ông đã lấy chiếc nến mỡ động vật từ 1 con tàu bị đắm 57 năm. Và thật ngạc nhiên, chiếc đèn vẫn cháy 1 cách ổn định đến khó tin. Có chất lượng tốt hơn và giá thành cao hơn là các loại nến được làm từ các sản phẩm động vật khác như: dầu cá từ tinh cá voi hay sáp ong.

Sáp thực vật cũng được sử dụng làm nến những với số lượng ít hơn. Ở Mỹ, những người khai hoang đã luộc các quả của bụi cây thanh mai và chiết xuất sáp từ phần bã còn lại. Ở Trung Quốc, người ta làm sáp từ hạt của những cây mỡ. Các loại cây bụi xa mạc cũng có thể làm sáp nến rất tiện lợi.

Sự tiến bộ nhanh chóng về nguyên liệu làm nến đã xuất hiện vào những năm 1820 khi chất stearin được khai thác. Stearin là 1 hợp chất hóa học được tạo ra từ mỡ tinh lọc, giúp nến cứng hơn, thời gian cháy cũng tăng lên và không bị xả.

Trong những năm 1850, nến được chiết xuất từ dầu thô. Tiếp đó là sự xuất hiện của các phương tiện chạy bằng dầu đã tạo nên một ngành công nghiệp đồ sộ để cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định này. Các công nghệ làm nến cũng phát triển nhanh chóng và được giữ ở mức không đổi trong hàng trăm năm. Phần cây bấc nhùng vào đã trở nên quen thuộc với người dân miền Bắc và Trung Âu cho đến thời gian gần đây.

Cho đến thế kỷ 15, khuôn nến vẫn chưa được phát minh và chỉ có thể dụng các loại nến làm từ mỡ động vật. Thời điểm đó, sáp ong vẫn chưa được đúc trong cách khuôn. Nó chỉ dành riêng cho nhà thờ và những gia đình giàu có.


Công dụng




Nến giúp tạo sự ấm áp, dịu dàng cho căn phòng của bạn. Trong đêm sinh nhật, hay các buổi tiệc, những ánh nến lung linh vẫn luôn được thắp lên. Sự kết hợp giữa nến và hoa thường đem đến cảm giác lãng mạn và ấm cũng cho con người.

Nến không đơn giản chỉ là vật thắp sáng thông thường, nhờ sự tinh xảo và tỉ mỉ mà một số cây nến còn được xem như tác phẩm nghệ thuật. Chỉ một vài cây nến nhỏ nhưng sẽ giúp cho căn phòng của bạn trở nên tươi sáng, ấm áp và lãng mạn hơn.


Xem thêm: Hướng dẫn làm nến tại nhà đơn giản

Những điều bạn chưa biết về pháo hoa pháo bông


Các lễ hội và Tết sẽ mất vui nếu thiếu đi pháo hoa pháo bông nhưng hầu như rất ít người biết được công thức để làm ra chúng cũng như khiến pháo nổ ra hình thù mong muốn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà pháo bông lại có thể phóng lên trời và tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp như thế. Nến Sinh Nhật 3D sẽ giúp bạn tìm hiểu về pháo hoa pháo bông truyền thống và các loại pháo sáng, pháo hoa trên không trung.



Mỗi người chúng ta có lẽ đều đã nhìn thấy pháo hoa vào mỗi dịp lễ, tết. Và có lẽ bạn cũng đã từng thấy pháo tre và pháo phát sáng rồi. Và nếu bạn hiểu về nguyển lý hoạt động của 2 loại pháo này, bạn chắc chắn sẽ hiểu rõ hơn về pháo hoa. Hiểu một cách đơn giản thì pháo sáng tượng trưng cho việc phát sáng – những tia sáng lấp lanh ở pháo hoa, còn pháo tre sẽ chỉ cho bạn biết cách tạo nên 1 vụ nổ.

Pháo tre truyền thống – firecrackers đã có từ hàng trăm năm về trước. Pháo bao gồm: bột đen (hay bột súng) hoặc bột phát sáng được nèn chặt trong 1 ống giấy nối với dây dẫn lửa để đốt cháy bột. Bột đen chứa lưu huỳnh, than đá và kali nitrat. Một hỗn hợp chế tạo phảo cũng có thể dùng thêm nhôm hoặc thay thế cho than đá để vụ nổ rực rỡ hơn.

Pháo sáng (sparklers) rất khác so với pháo tre truyền thống. Một cây pháo sáng có thể cháy trong khoảng 1 phút và phát ra các tia sáng như mưa rào.Do bóng của những tia sáng xung quanh phần đang cháy nên chúng còn được gọi là quả cầu tuyết pháo. Một quả pháo sang sẽ bao gồm các hợp chất như sau:
- Chất liên kết
- Thép hoặc bột sắt
- Chất đốt
- Chất oxi hóa

Chất oxi hóa phổ biến thường được dùng trong pháo sáng là Kali Nitrat. Chất đốt giống như trong bột đen là lưu huỳnh và than đá. Các chất liên kết có thể là tinh bột hoặc đường. Hỗn hợp hóa học này trộn với nước sẽ dạng sền sệt như bùn, tiếp đó sẽ được được đổ vào trong ống hoặc phủ trên dây kim loại. Như vậy, bạn sẽ có 1 quả pháo sáng khi hỗn hợp đã khô và khi đốt pháo sẽ cháy từ đầu này sáng đầu kia. Chất oxi hóa và chất đốt cùng với các chất khác theo đúng đúng tỉ lệ, pháp sáng sẽ cháy từ từ chứ không nổ như loại pháo tre truyền thống.

Thường thì người ta sẽ trộn thêm bụi magie, nhôm, kẽm hoặc thép để tạo ánh sáng lung linh hơn. Các đốm lửa kim loại nóng sáng sẽ tỏa ánh rực rỡ hoặc nếu ở nhiệt độ thích hợp sẽ cháy. Để tạo màu cho pháo sáng, bạn có thể thêm vào các loại hóa chất đa dạng khác nhau.

Pháo hoa, pháo bông trên không


Pháo hoa trên không thường có dạng 1 quả đạn gồm 4 phần:
- Hạt ngôi sao (hay còn gọi là hạt cháy): có hình trụ, hình khối hoặc hình cầu.
- Phần khung: dây bện thành hình trụ tròn và được dán giấy báo xung quanh.
- Bộ phận phát nổ: giống pháo truyền thống, nằm ngay chính giữa quả đạn.
- Dây dẫn lửa: cung cấp thời gian để pháo nổ ở độ cao chính xác



Phía dưới quả đạn có 1 hình trụ nhỏ, bên trong có chứa bộ phận phóng. Đạn sẽ được phóng từ nóng pháo. Nòng pháo là một ống thép ngắn với bộ phận phóng chính là bột đen phát nổ trong ống. Khi bộ phận phóng cháy để phóng đạn, nó sẽ nâng dây dẫn lửa của quả đạn. Dây dẫn lửa sẽ cháy khi đạn được phóng đến 1 độ cao chính xác và đốt cháy phần phát nổ.

Đây là hình ảnh của 1 loại bỏ thông thường được dùng trong các buổi trình diễn pháo hoa. Các viên bi nhỏ là hạt cháy, phần xám chính là bột đen. Bột được nén ở vị trí trung tâm của ống – bộ phận phóng. Bột cũng được rắc xung quanh các hạt cháy để giúp chúng bắt lửa dễ hơn.

Một vỏ đơn giản sẽ bao gồm: 1 ống giấy chứa đầy bột đen và hạt cháy. Hạt cháy sẽ có các hình dạng và kích thước khác nhau, hiểu 1 cách đơn giản thì hạt cháy chính là hợp chất của pháo sáng đã được tạo thành dạng bóng, chúng có kích cỡ 1 hạt đậu. Các hạt cháy sau khi được đổ vào ống sẽ được lấp đầy bằng bột đen. Sau khi dây dẫn lửa đã cháy vào lớp vỏ nó sẽ kích hoạt bộ phận phát nổ khiến lớp vỏ nổ tung. Vụ nổ sẽ kích hoạt lớp ngoài của các hạt cháy và khiến chúng cháy và tạo thành các tia lửa sáng. Vụ nổ cũng phóng các hạt cháy ra khắp các hướng và bạn sẽ có một khu vực phát sáng lấp lánh như các màn pháo hoa thường thấy.

Vỏ Multibreak


Một số loại vỏ phức tạp hơn sẽ nổ trong 2 hoặc 3 giai đoạn. Loại vỏ đó được gọi là Multibreak. Chúng có thể chứa các hạt cháy với nhiều màu sắc và thành phần khác nhau để tạo nên những ánh sáng nhẹ hay rực rỡ hơn … Một số vỏ chứa các chất nổ được thiết kế tạo nên các tiếng lộp bộp trên không trung hoặc tiếng sáo cùng với hạt cháy.

Vỏ multibreak bao gồm các vỏ nhỏ lồng ghép lại với nhau. Nếu không dùng nhiều vỏ, người ta sẽ thường dùng loại vỏ được phân tách thành nhiều lớp. Các phần trong vỏ multibreak sẽ được đốt cháy bằng nhiều dây dẫn khác nhau. Sự nổ 1 phần sẽ dẫn lửa đến các phần kế nó. Các lớp vỏ phải được sắp xếp theo tuần tự để tạo ra các hiệu ứng riêng biệt. Chất nổ nếu được tách thành các phần thì được gọi là bộ phận tách.



Biểu diễn pháo hoa pháo bông


Hình khối của một quả pháo sáng phụ thuộc vào sự sắp xếp của các hạt cháy trong vỏ đó. Ví dụ, nếu các hạt cháy được xếp đều nhau và tạo thành hình tròn, bên trong đặt bột đen thì bạn sẽ thấy phía trên không trung là các hạt cháy nổ đều nhau xung quanh vòng tròn. Để tạo được 1 hình dạng nhất định trên bầu trời, bạn cần tạo các đường nét bên ngoài của hình dạng đó để sử dụng các hạt cháy. Xung quanh chúng là các bộ phận tách để phân tách chúng ra khỏi các thành phần của vỏ và đặt bộ phận phát nổ bên trong các hạt để thổi chúng ra phía ngoài tạo thành 1 hình dạng lớn hơn. Mỗi một phần phát nổ cần được bắt lửa vào đúng thời điểm nếu không tất cả sẽ hỏng hết.

Dưới đây là miêu tả hình khối của các dạng vỏ multibreak phổ biến hiện nay. Khi xem một cuộc trình diễn phái hoa, bạn sẽ biết tên của loại pháo nào đang được bắn trên trời:
- Cây cọ: nổ như hình trụ hoặc sao chổi lớn, hướng ra phía ngoài rồi phát nổ, cong xuống như lá của 1 cây cọ.
- Liễu: các cháy rủ xuống như liễu và thậm chí có thể phát sáng kể cả khi rơi xuống mặt đất.
- Vỏ tròn: nổ thành dạng hình cầu, chúng sử dụng các hạt sao màu sắc
- Hoa cúc: nổ theo hình hoa cúc




Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Hướng dẫn làm nến tại nhà đơn giản


Làm nến là một trong những loạt hình nghệ thuật phổ biến từ xa xưa. Việc làm nến được hình thành từ khoảng 200 năm TCN và trở nên phổ biến cho tới ngày nay. Cùng Nến Sinh Nhật 3D trải nghiệm loại hình nghệ thuật cổ xưa này bằng cách làm nến tại nhà. Nến rất dễ làm và mang đến vẻ đẹp lung linh khi thắp lên. Chúng sẽ là những món quà tuyệt vời cho bạn và gia đình. Để làm nhưng cây nến tuyệt đẹp, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị sáp nến để nung




Bạn chọn loại sáp muốn dùng để làm nến. Có rất nhiều loại sáp nến khác nhau. Theo ước tính cho thấy gần 500 gram sáp garafin có thể tạo ra khoảng 600 ml sáp nến nóng chảy; 500 gram sáp ong tạo ra khoảng 500 ml sáp khi được nung chảy; 500 gram sáp đậu nành tạo ra được khoảng 530 gram sáp nóng chảy. Trong đó:
- Sáp parafin là loại sáp truyền thống khá phổ biến và được dùng nhiều trong làm nền. Parafin rất phù hợp với những người mới bì nó rẻ, tan chảy nhanh, dễ tạo màu và mùi hương. Tuy nhiên, bạn cũng càn chú ý đến các loại khí thoát ra khi nung parafin bởi chúng có thể gây dị ứng cho con người.
- Sáp ong là loại sáp tự nhiên và có tác dụng thanh lọc không khí. Tuy nhiên, nhược điểm của sáp ong là: không duy trì được màu sắc và mùi hương lâu dài. Một số loại tinh dầu có hiệu quả tốt với sáp ong nhưng bạn cũng cần nhớ rằng: sáp ong còn có mùi hương dễ chịu của riêng nó.
- Sáp đậu nành: đang dần trở nên phổ biến hơn. Chúng được làm từ đậu nành, dễ sử dụng hay cọ rửa, thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng. Bạn cũng có thể nhận biết sáp đậu nành bằng mắt bởi chúng thường cháy chậm hơn so với hầu hết các loại sáp khác.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng lại những cây nến đã đốt dở hoặc dùng một nửa hay bị biến dạng để làm ra nến. Việc nung chảy chúng cũng khá đơn giản giống như khi bạn làm các loại sáp khác.

Bước 2: Bảo vệ khu vực làm nến trước khi bắt đầu




Nếu không có khu vực chuyên dụng để làm nến, bạn nên lót thêm giấy báo, khắn tắm và chuẩn bị thêm nước xà phòng ấm để tẩy rửa tránh việc rơi đổ.

Bước 3: Cắt sáp thành từng miếng / khúc nhỏ






Việc cắt sáp thành từng miếng nhỏ sẽ giúp chúng dễ bị nung chảy và thời gian làm nóng cũng giảm đi đáng kể.

Bước 4: Đổ nước vào nồi lớn






Chọn một chiếc nồi đủ lớn để có thể đặt 1 chiếc cốc nhỏ hơn vào. Ta sẽ nung chảy sáp trong nồi bằng cách hấp cách thủy.

NUNG SÁP


Bước 5: Cho những miếng sáp cắt nhỏ vào cốc chịu nhiệt nhỏ




Bạn đặt cốc ở bên trong nổi để làm thành nồi hấp cách thủy.

Chú ý:

- Không nung sáp trực tiếp trên lửa bởi chúng sẽ cháy hoặc chảy đi mất
- Bật lửa lớn để nước sôi và sáp sẽ từ từ tan chảy.
- Sáp có thể khó chùi rửa vì thế bạn nên mua 1 chiếc nồi chịu nhiệt rẻ tiền để dùng riêng cho việc làm nến.

Bước 6: Dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của sáp




Bạn có thể mua nhiệt kế dành riêng cho nến hoặc keo ở các cửa hàng thủ công hoặc dụng cụ nhà bếp. Còn nếu không có nhiệt kế cho keo bạn có thể dụng nhiệt kế cho thịt.

Nhiệt độ tốt nhất để nung chảy các loại sáp:

- Sáp Parafin: 50 – 60 độ C
- Sáp đậu nành: 77 – 82 độ C
- Sáp ong ~ 63 độ C hoặc bạn cũng có thể nung chảy sáp ong ở nhiệt độ cao hơn 1 chút khoảng 79 độ C.
- Sáp cũ: 85 độ C. Nhớ dùng kẹp gắp bấc nến cũ ra trước khi nung.

Bước 7: Cho dầu thơm vào sáp nóng chảy




Tùy theo loại dầu thơm mà bạn chọn, ví dụ như các loại tinh dầu mua ở cửa hàng thủ công địa phương. Tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên chai để biết được lượng tinh dầu nên cho vào để có được mùi thơm tốt nhất. Khấy đều.

Bước 8: Thêm màu




Các loại phẩm màu thông thường sẽ không có hiệu quả khi dùng cho nến bởi chúng ở dạng nước. Bạn có thể mua các loại phẩm mầu dạng dầu ở các cửa hàng thủ công. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên chai để biết được lượng dầu vừa đủ khi cho vào để được đúng màu. Nhớ nhỏ từng giọt dầu nhuộm vào cho đến khi đạt được màu sắc như ý. Cuối cùng khuấy đều nhé.

ĐỔ SÁP VÀO KHUÔN


Bước 9: Đặt bấc vào giữa khuôn nến




Bạn có thể dùng các lon, lọ thủy tinh, tách trà cũ hay bất cứ vật dụng nào có thể chịu nhiệt được. Các lon kim loại thường là lựa chọn an toàn và dễ kiếm nhất. Bạn có thể dụng bất cứ loại khuôn chứa nào miễn là nó có thể chịu nhiệt.

Sau đó, đặt chúng lên trên bề mặt phẳng ở khay bánh hoặc thớt. Nhớ đặt bấc nến ở giữa khuôn so với sợi bấc dài hơn nến 5 cm. Cột phần đuôi bấc dư ra vào giữa cây bút. Đặt cây bút nằm giữa miệng khuôn dùng để đổ sáp vào sau đó. Hãy đảm bảo rằng dợi bậc được treo thẳng ở chính giữa khuôn.

Bước 10: Đổ sáp đã nung chảy vào khuôn






Đổ từ từ để sáp không bị tràn ra ngoài. Hãy đảm bảo rằng bạn không vô tình lấy sợi bấc ra. Bạn sẽ chính là người quyết định đổ sáp đến đâu. Chú ý: sáp ong sẽ co lại một chút khi nguội.

Bước 11: Làm nguội sáp




Cách tốt nhất để làm nguội sáp là để chúng trong vòng 24h, càng lâu thì càng tốt. Thời gian nguội của các loại sáp như sau:
- Parafin: 24h
- Sáp đậu nành: 4 – 5 h
- Sáp ong: 6h
- Nến cũ: vài giờ

Bước 12: Lấy sáp ra khỏi khuôn và cắt bớt phần bấc, nhớ để thừa lại khoảng 1cm để duy trì ngọn lửa, bấc quá dài sẽ làm lửa lớn và khó kiểm soát hơn.




Bước 13: Thắp nến và tận hưởng thành quả thôi nào




Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong 1 cây nến rồi đấy. Thật dễ dàng phải không? Một gợi ý nhỏ cho bạn: nếu muốn dùng nến để tạo mùi hương và đuổi côn trùng thì có thể sử dụng các loại tinh dầu xả, chanh có bán sẵn tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên.

Xem thêm: Những mẫu nến số sinh nhật đẹp, giá rẻ tại Hà Nội

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Những mẫu nến số sinh nhật đẹp, giá rẻ tại Hà Nội


Thổi nến là nghi thức không thể thiếu trong các bữa tiệc sinh nhật. Ngoài các loại nến trơn, nến xoăn truyền thống thì các nến số cũng rất thường xuyên được sử dụng. Cùng Nến Sinh Nhật 3D xem những mẫu nến số đẹp và giá rẻ được yêu thích nhất hiện nay:

Nến số trơn


Đây là một trong những mẫu nến đơn giản và phổ biến nhất. Bạn có thể sử dụng nến với nhiều mẫu bánh khác nhau từ trẻ em cho tới người lớn, từ phong cách đơn giản cho tới đơn giản …



Nến số trơn trang trí bánh sinh nhật

Nến số hình ếch


Các bé chắc chắn sẽ rất thích thú khi chiếc bánh sinh nhật đáng yêu của mình được trang trí bằng những nến sinh nhật số hình ếch đáng yêu. Nến có nhiều màu sắc khác nhau cùng các họa tiết bắt mắt như bông hoa, ngôi sao, … Trên đỉnh của cây nến là đôi mắt ếch mở to rất ngộ nghĩnh.



Nến số hình ếch

Nến số chấm bi


Những cây nến số chấm bi có thiết kế đơn giản và đặc biệt là có thể phù hợp với nhiều chiếc bánh và đối tượng khác nhau.



Nến số chấm bi

Thiết kế nến đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp và sự tinh tế.

Nến số trang trí hình sao


Thiết kế nến số hình sao khá đơn giản những vẫn vô cùng bắt mắt. Nến có màu hồng plaste đẹp mắt và một ngôi sao màu trắng xinh xắn ở chính giữa.


Nến số trang trí hình sao

Nến sinh nhật 1st


1st hay 2nd là cách đếm số lần làm việc gì đó. Khi cắm cây nến 1st lên bánh sinh nhật mọi người thường hiểu đây là sinh nhật lần 1.


Nến sinh nhật 1st

Nến sinh nhật 1st có thiết kế bắt mắt và cầu kỳ hơn các loại nến số thông thường. Tuy nhiên, mọi người thường quên đi ý nghĩa vốn có của nó mà sử dụng giống như các cây nến số thông thường.

Nến sinh nhật nơ hồng


Mẫu nến này dành riêng cho các bé gái đáng yêu. Nến được thiết kế cầu kỳ với hình chiếc nơ hồng bắt mắt được gắn lên trên nến số. Phần số còn lại có màu đỏ và chấm bi tương đồng với toàn bộ thiết kế.


Nến sinh nhật nơ hồng

Nến sinh nhật mũ xanh


Mẫu nến số sinh nhật này thích hợp cho các cậu bé năng động. Nến mang màu xanh chủ đạo, trên đầu cây nến có hình mũ xanh đẹp mắt.


Nến sinh nhật mũ xanh cho bé trai

Nến số sinh nhật là giải pháp hoàn hảo cho việc thắp rất nhiều các cây nến nhỏ theo đúng số tuổi. Nến số vừa đẹp mà lại không chiếm quá nhiều diện tích bánh kem. Bạn đã chọn được mẫu nến sinh nhật nào chưa? Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 09061 9091 88 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!