Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Hướng dẫn làm nến tại nhà đơn giản

Tags


Làm nến là một trong những loạt hình nghệ thuật phổ biến từ xa xưa. Việc làm nến được hình thành từ khoảng 200 năm TCN và trở nên phổ biến cho tới ngày nay. Cùng Nến Sinh Nhật 3D trải nghiệm loại hình nghệ thuật cổ xưa này bằng cách làm nến tại nhà. Nến rất dễ làm và mang đến vẻ đẹp lung linh khi thắp lên. Chúng sẽ là những món quà tuyệt vời cho bạn và gia đình. Để làm nhưng cây nến tuyệt đẹp, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị sáp nến để nung




Bạn chọn loại sáp muốn dùng để làm nến. Có rất nhiều loại sáp nến khác nhau. Theo ước tính cho thấy gần 500 gram sáp garafin có thể tạo ra khoảng 600 ml sáp nến nóng chảy; 500 gram sáp ong tạo ra khoảng 500 ml sáp khi được nung chảy; 500 gram sáp đậu nành tạo ra được khoảng 530 gram sáp nóng chảy. Trong đó:
- Sáp parafin là loại sáp truyền thống khá phổ biến và được dùng nhiều trong làm nền. Parafin rất phù hợp với những người mới bì nó rẻ, tan chảy nhanh, dễ tạo màu và mùi hương. Tuy nhiên, bạn cũng càn chú ý đến các loại khí thoát ra khi nung parafin bởi chúng có thể gây dị ứng cho con người.
- Sáp ong là loại sáp tự nhiên và có tác dụng thanh lọc không khí. Tuy nhiên, nhược điểm của sáp ong là: không duy trì được màu sắc và mùi hương lâu dài. Một số loại tinh dầu có hiệu quả tốt với sáp ong nhưng bạn cũng cần nhớ rằng: sáp ong còn có mùi hương dễ chịu của riêng nó.
- Sáp đậu nành: đang dần trở nên phổ biến hơn. Chúng được làm từ đậu nành, dễ sử dụng hay cọ rửa, thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng. Bạn cũng có thể nhận biết sáp đậu nành bằng mắt bởi chúng thường cháy chậm hơn so với hầu hết các loại sáp khác.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng lại những cây nến đã đốt dở hoặc dùng một nửa hay bị biến dạng để làm ra nến. Việc nung chảy chúng cũng khá đơn giản giống như khi bạn làm các loại sáp khác.

Bước 2: Bảo vệ khu vực làm nến trước khi bắt đầu




Nếu không có khu vực chuyên dụng để làm nến, bạn nên lót thêm giấy báo, khắn tắm và chuẩn bị thêm nước xà phòng ấm để tẩy rửa tránh việc rơi đổ.

Bước 3: Cắt sáp thành từng miếng / khúc nhỏ






Việc cắt sáp thành từng miếng nhỏ sẽ giúp chúng dễ bị nung chảy và thời gian làm nóng cũng giảm đi đáng kể.

Bước 4: Đổ nước vào nồi lớn






Chọn một chiếc nồi đủ lớn để có thể đặt 1 chiếc cốc nhỏ hơn vào. Ta sẽ nung chảy sáp trong nồi bằng cách hấp cách thủy.

NUNG SÁP


Bước 5: Cho những miếng sáp cắt nhỏ vào cốc chịu nhiệt nhỏ




Bạn đặt cốc ở bên trong nổi để làm thành nồi hấp cách thủy.

Chú ý:

- Không nung sáp trực tiếp trên lửa bởi chúng sẽ cháy hoặc chảy đi mất
- Bật lửa lớn để nước sôi và sáp sẽ từ từ tan chảy.
- Sáp có thể khó chùi rửa vì thế bạn nên mua 1 chiếc nồi chịu nhiệt rẻ tiền để dùng riêng cho việc làm nến.

Bước 6: Dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của sáp




Bạn có thể mua nhiệt kế dành riêng cho nến hoặc keo ở các cửa hàng thủ công hoặc dụng cụ nhà bếp. Còn nếu không có nhiệt kế cho keo bạn có thể dụng nhiệt kế cho thịt.

Nhiệt độ tốt nhất để nung chảy các loại sáp:

- Sáp Parafin: 50 – 60 độ C
- Sáp đậu nành: 77 – 82 độ C
- Sáp ong ~ 63 độ C hoặc bạn cũng có thể nung chảy sáp ong ở nhiệt độ cao hơn 1 chút khoảng 79 độ C.
- Sáp cũ: 85 độ C. Nhớ dùng kẹp gắp bấc nến cũ ra trước khi nung.

Bước 7: Cho dầu thơm vào sáp nóng chảy




Tùy theo loại dầu thơm mà bạn chọn, ví dụ như các loại tinh dầu mua ở cửa hàng thủ công địa phương. Tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên chai để biết được lượng tinh dầu nên cho vào để có được mùi thơm tốt nhất. Khấy đều.

Bước 8: Thêm màu




Các loại phẩm màu thông thường sẽ không có hiệu quả khi dùng cho nến bởi chúng ở dạng nước. Bạn có thể mua các loại phẩm mầu dạng dầu ở các cửa hàng thủ công. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên chai để biết được lượng dầu vừa đủ khi cho vào để được đúng màu. Nhớ nhỏ từng giọt dầu nhuộm vào cho đến khi đạt được màu sắc như ý. Cuối cùng khuấy đều nhé.

ĐỔ SÁP VÀO KHUÔN


Bước 9: Đặt bấc vào giữa khuôn nến




Bạn có thể dùng các lon, lọ thủy tinh, tách trà cũ hay bất cứ vật dụng nào có thể chịu nhiệt được. Các lon kim loại thường là lựa chọn an toàn và dễ kiếm nhất. Bạn có thể dụng bất cứ loại khuôn chứa nào miễn là nó có thể chịu nhiệt.

Sau đó, đặt chúng lên trên bề mặt phẳng ở khay bánh hoặc thớt. Nhớ đặt bấc nến ở giữa khuôn so với sợi bấc dài hơn nến 5 cm. Cột phần đuôi bấc dư ra vào giữa cây bút. Đặt cây bút nằm giữa miệng khuôn dùng để đổ sáp vào sau đó. Hãy đảm bảo rằng dợi bậc được treo thẳng ở chính giữa khuôn.

Bước 10: Đổ sáp đã nung chảy vào khuôn






Đổ từ từ để sáp không bị tràn ra ngoài. Hãy đảm bảo rằng bạn không vô tình lấy sợi bấc ra. Bạn sẽ chính là người quyết định đổ sáp đến đâu. Chú ý: sáp ong sẽ co lại một chút khi nguội.

Bước 11: Làm nguội sáp




Cách tốt nhất để làm nguội sáp là để chúng trong vòng 24h, càng lâu thì càng tốt. Thời gian nguội của các loại sáp như sau:
- Parafin: 24h
- Sáp đậu nành: 4 – 5 h
- Sáp ong: 6h
- Nến cũ: vài giờ

Bước 12: Lấy sáp ra khỏi khuôn và cắt bớt phần bấc, nhớ để thừa lại khoảng 1cm để duy trì ngọn lửa, bấc quá dài sẽ làm lửa lớn và khó kiểm soát hơn.




Bước 13: Thắp nến và tận hưởng thành quả thôi nào




Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong 1 cây nến rồi đấy. Thật dễ dàng phải không? Một gợi ý nhỏ cho bạn: nếu muốn dùng nến để tạo mùi hương và đuổi côn trùng thì có thể sử dụng các loại tinh dầu xả, chanh có bán sẵn tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên.

Xem thêm: Những mẫu nến số sinh nhật đẹp, giá rẻ tại Hà Nội


Hãy Comment chuẩn SEO vừa làm tốt cho site của Bạn vừa không bị GOOGLE phạt. Nếu muốn lấy backlink hãy chèn URL không chèn code gắn text link. Biểu tượng hài hướcEmoticon