Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Tất tần tật thông tin về nến mà bạn có thể chưa biết

Mỗi khi nhìn thấy cây nến tôi lại nghĩ đến thời thơ ấu của mình, cái thời mà đèn tiết kiệm điện, bình ắc quy hay máy phát điện chưa phổ biến như bây giờ, mỗi khi cả xóm tối om vì mất điện thì ánh nến lại bừng sáng trong mỗi căn nhà, cả một đám trẻ tụ tập trước ngọn nến vui đùa: kinh dị thì kể chuyện ma, vui đùa thì dùng bàn tay tạo hình các con vật và đoán, nghịch dại thì có cho tóc vào nến để nó cháy quăn tít và bốc mùi khét lẹt hoặc đơn giản chỉ là cầm lấy những phần nến đã tan chảy nhào nặn.. Cây nến quá đỗi thân thuộc như vậy nhưng bạn đã từng bao giờ tự hỏi cây nến có từ bao giờ, nến được làm từ gì, tại sao lại có nhiều loại hình của cây nến đến thế..

Nguồn gốc của cây nến như thế nào?

https://shopee.vn/Fidget-cube-h%C3%A0ng-x%E1%BB%8Bn-i.18648768.244267895


Có lẽ ít ai biết rằng cây nến đã có lịch sử hàng ngàn năm. Nến xuất hiện đầu tiên ở Trung Hoa cổ đại năm 221 – 206 trước công nguyên và được làm từ mỡ cá voi, Ấn Độ sử dụng nến từ cây quế trong khi dầu oliu lại là nguyên liệu tại Châu Âu và Châu Phi. Sáp ong, vegetable shortening được sử dụng làm nguyên liệu thay thế cho đến năm 1850 khi paraffin ra đời. Cho đến nay tuy rằng có nhiều loại sáp khác nhau nhưng với những nhà làm nến chuyên nghiệp thì paraffin vẫn là loại sáp chính để làm nến.

Cây nến được làm từ gì?

Thành phần chủ yếu của nến chính là sáp. Ngoài ra có thể có thêm chất phụ gia, hương liệu để tạo thành cây nến theo ý muốn của người làm nến. Sáp làm nến có rất nhiều loại nhưng phổ biến hiện nay gồm có: sáp paraffin, sáp ong, sáp cọ, sáp đậu nành và gel. Tùy theo ý muốn của candle maker, họ có thể tạo thêm một số loại sáp khác như: sáp bơ, sáp dừa..

Có tất cả bao nhiêu loại nến?

Có rất nhiều loại nến khác nhau nhưng chủ yếu được chia thành 7 loại.

1 - Taper Candles – Taper Candles: đây là loại nến thường dùng trong các bữa tối. Do kích thước nến khá cao mà chân đế lại nhỏ nên loại nến này thường được đặt trên giá nến ( còn gọi là Candle Holder hay Candle Stick). Loại nến này thường được sản xuất công nghiệp bằng cách nhúng bấc nến nhiều lần vào sáp nến để tạo hình.

2 - Pillar Candles – Pillar Candles (hay còn gọi là nến trụ): loại nến này không cần phải có giá nến, kích thước và hình dạng cũng rất đa dạng: tròn, vuông, tam giác, lục giác.. Tuy nhiên khi đốt Pillar Candles vẫn cần có vật đựng bên dưới bởi khi cháy sẽ chảy sáp nến xuống đất. Đây là một trong những loại nến tôi thích nhất bởi khi làm loại nến này bạn có thể thỏa sức sáng tạo của mình. Mỗi ý tưởng của bạn sẽ tạo nên những cây nến khác nhau mà không bao giờ bị đụng hàng.

3 - Container/Jar Candles – Container/Jar Candles ( còn gọi là nến cốc): loại nến này rất thích hợp cho những người thích đốt nến mà không thích lau dọn sau khi nến cháy bởi sáp nến sẽ không bao giờ chay ra ngoài ( tất nhiên là trừ khi cốc vỡ trong quá trình đốt :D). Sáp nến sau khi đun nóng chảy sẽ được đổ vào trong cốc thủy tinh, kim loại hoặc gốm sau đó chỉ cần chờ cho sáp khô là xong.

4 - Votive Candles – Votive Candles (còn gọi là Prayer Candles): là loại nến trụ nhỏ, thường có màu vàng của sáp ong hoặc màu trắng. Đúng như tên gọi của nó, nến này thường được sử dụng khi cầu nguyện trong đạo Thiên Chúa.

5 - Tealights – Tealights (còn gọi là nến đèn trà): có thể coi như là Jar/Container Candles thu nhỏ bởi loại nến này thường được đựng trong vỏ nhựa hoặc vỏ nhôm tròn loại nhỏ. Có thể nói, nến tealight là loại nến rất thông dụng bởi những nó phù hợp với mục đích sử dụng của nhiều người.

6 - Gel Candle – Gel Candle: được làm từ thành phần chính gel trong và bắt buộc phải trong cốc. Do đặc tính của gel trong suốt kể cả khi đã khô do đó candle makers có thể thỏa sức sáng tạo loại nến này bằng cách thêm những vật như: cát, sò biển, hoa lá, hạt cườm..để trang trí trên nền của lớp sáp gel.

7 - Special Candles– Special Candles: là loại nến có hình dạng khác biệt bằng cách sử dụng kỹ thuật làm nến đặc biệt.

Cây nến trong thì khá đơn giản nhưng để làm ra nó không hề là điều đơn giản. Khi tìm hiểu về cách làm nến tôi thấy khá nhiều bài hướng dẫn với tiêu đề ” Làm nến thơm thật đơn giản”, ” Cách làm nến cốc dễ ợt”.., đúng là làm nến rất dễ nếu đó là bạn làm nến với mục đích trang trí, còn nếu bạn làm nến với sự say mê, sáng tạo hay chỉ đơn giản là để thắp sáng thì việc làm nến lại không hề đơn giản. Nhiệt độ, bấc nến, hương liệu, màu nến, cốc nến… đều ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả thắp sáng của cây nến.

Để làm một cây nến vừa đẹp lại vừa cháy tốt là điều vừa khó lại vừa dễ. Có hàng ngàn tips and tricks khác nhau giúp bạn tạo nên một cây nến hoàn hảo nhưng đó chỉ là trên lý thuyết, chỉ đến khi bắt tay vào làm bạn mới thấy thực sự mới mẻ và thú vị. Kinh nghiệm chính là phải trải qua hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần mới có thể đúc rút ra được. Khi đã có kinh nghiệm rồi tại sao bạn không trở thành một Professional Candle Maker?


Hãy Comment chuẩn SEO vừa làm tốt cho site của Bạn vừa không bị GOOGLE phạt. Nếu muốn lấy backlink hãy chèn URL không chèn code gắn text link. Biểu tượng hài hướcEmoticon